top of page
Ảnh của tác giảEduling International

Tiêu chí và những điểm cần tiến bộ trong bài nói IELTS

Đã cập nhật: 9 thg 4, 2022

Phân tích bởi TS. Linh Phung

với sự đóng góp của giám khảo IELTS, Ms. Lara Hauer

TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM IELTS

Nếu bạn đã từng làm bài thi IELTS hay chuẩn bị cho bài thi, thì chắc rằng bạn biết về 4 tiêu chí chấm điểm cho bài phỏng vấn IELTS. Bốn tiêu chí này gồm (1) độ trôi chảy và kết nối ý, (2) sử dụng từ vựng, (3) vốn và độ chính xác khi sử dụng ngữ pháp, và (4) phát âm.


Độ trôi chảy và kết nối ý (fluency and coherence)

Độ trôi chảy liên quan đến việc thí sinh có thể nói được nhiều về một chủ đề hay phải ngừng nghỉ, tìm từ, hay lặp lại ý.


Kết nối ý liên quan đến việc các ý trong câu trả lời có được kết nối logic và rõ ràng với nhau không. Sử dụng những từ nối như first, second, in addition, overall, v.v. có thể giúp cho việc kết nối ý tốt hơn.


Sử dụng từ vừng (lexical resource)

Tiêu chí này liên quan đến cách sử dụng từ chính xác và linh hoạt để diễn đạt ý. Ngoài ra thí sinh cũng phải thể hiện vốn từ đa dạng và có thể dùng những từ ít có trong ngôn ngữ thông dụng hàng ngày.


Vốn và độ chính xác khi sử dụng ngữ pháp (grammatical range and accuracy)

Vốn ngữ pháp liên quan đến khả năng dùng các câu đơn giản và phức tạp. Để đạt được điểm cao thì thí sinh cần sử dụng nhiều dạng cấu trúc câu phức tạp khác nhau.


Độ chính xác liên quan đến tần suất mắc lỗi ngữ pháp. Thí sinh càng mắc nhiều lỗi thì độ chính xác càng thấp đi. Để được được điểm cao (ví dụ Band 7) thì phần lớn các câu mà thí sinh sử dụng phải không có lỗi.


Phát âm (pronunciation)

Phát âm liên quan đến một số các đặc điểm phát âm tiếng Anh khác nhau: cách phát âm các âm tiết, ngữ điệu, giọng điệu. Kết hợp với nhau, các đặc điểm này giúp người nghe hiểu được thí sinh một cách dễ dàng hay khó khăn.


PHÂN TÍCH 10 BÀI PHỎNG VẤN

Sau khi nghe 10 bài phỏng vấn của 10 học sinh của tôi với một giám khảo IELTS, tôi nhận thấy một số đặc điểm chung. Band điểm nói của các em ước tính là 5.0-7.0.


Các em đáp ứng các tiêu chí trên theo các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, nhóm học sinh này phát âm từ và có ngữ điệu tốt từ một hai em cần tiến bộ vì phát âm không rõ nhiều từ và một hai em cần nói theo nhóm từ (chunks) tốt hơn. Các em cũng biết sử dụng các mẫu câu đa dạng: adverbial clauses with conjunctions such as because, when, after, and if; infinitive clauses; gerund clauses; and relative clauses. Các em cũng có thể diễn tả được nhiều nội dung. Phần lớn các em ấy đều sử dụng từ đa dạng và những từ và cách diễn đạt ít thấy trong ngôn ngữ thông dụng hàng ngày: mischief, intriguing, extinct, hustle and bustle, to the best of my knowledge, as far as I know, from my perspective …


Về những điểm cần tiến bộ, thì các em cần tăng độ trôi chảy bằng các ngừng nghỉ và ầm ừ ít đi. Một điểm cần tiến bộ nữa là sử dụng ngữ pháp chính xác. Một số lỗi ngữ pháp chính được tóm tắt ở dưới (các lỗi khác sẽ không được phân tích ở đây).


Danh từ số ít và danh từ số nhiều

Các em nhiều khi sử dụng danh từ số ít khi mà cần sử dụng danh từ số nhiều. Sử dụng danh từ số nhiều trong tiếng Anh khó vì cả khi không dùng đúng dạng số nhiều thì người nghe vẫn hiểu. Một lý do nữa là có lẽ học sinh Việt Nam không nhất quán trong việc phát âm âm s ở cuối danh từ số nhiều. Có em lại phát âm âm s nhiều hơn cần thiết, chứng tỏ với một số trường hợp đây là vấn đề về phát âm chứ không phải ngữ pháp. Tuy nhiên, dù lý do là gì, thì giám khảo sẽ ghi lại những lỗi và giảm điểm cho độ chính xác khi các em mắc nhiều lỗi. Dưới đây là một số ví dụ.


1. We like dog very much because it can keep the house away from the mad people. Dog can bark. (Correct form: dogs)

2. I don’t often visit farm. (Correct form: farms)

3. Some popular animal are dog, cat, and parrot. (Correct forms: animals, dogs, cats, parrots)

Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ theo số

Quy tắc ngữ pháp này nói đơn giản ra là khi chủ ngữ là số ít (she, the dog, pollution), động từ cần phải ở dạng số ít cho những thời nhất định (She walks, The dog barks, Pollution sucks). Khi chủ ngữ là số nhiều thì động từ phải ở dạng số nhiều. Tuy nhiên, học sinh thường mắc lỗi với quy tắc này. Dưới đây là một số ví dụ.


1. Each family in our society have a pet. (Correct form: has)

2. It feel good when you create a program which actually run.(Correct forms: feels, runs)

Thời của động từ

Trong bài phỏng vấn IELTS, giám khảo sẽ đặt những câu hỏi để người nói phải dùng các thời động từ khác nhau.


How has your hometown changed? (Present perfect)

Describe an encounter with an animal? (Past)

How will the way people shop change in the future? (Future)

Sử dụng thời phù hợp khó cho nhiều học sinh, không chỉ học sinh trong nhóm học sinh của tôi mà tất cả học sinh tôi từng dạy. Nhất là khi phải kể một câu chuyện trong quá khứ, học sinh hay pha trộn từ ở thời hiện tại và quá khứ. Dưới đây là một số ví dụ.

1. I see this when I was in secondary school. My classroom travel to the mountain. (Correct forms: saw, travelled)

2. When I come to Hanoi and met people in the city, I had difficulty in talking with them. (Correct form: came)

3. When I was six, I often visit to the zoo and met a monkey. (Correct form: visited)

4. That’s the most interesting animal I see in my life. (Correct form: have seen)

GỢI Ý LUYỆN TẬP

Nếu học sinh muốn tăng độ trôi chảy, các em cần nói thường xuyên để việc diễn đạt trở nên dễ dàng hơn. Khi luyện tập thường xuyên, khả năng nói sẽ trở nên tự động và nhuần nhuyễn hơn. Cũng giống luyện tập một nhạc cụ, nói tiếng Anh cần được thực hành hàng ngày. Tôi có một người bạn là nhạc sĩ piano và giáo sư dạy nhạc lâu năm. Cô ấy nói cô ấy vẫn phải luyện đàn piano hàng ngày để quen tay. Nói tiếng Anh cũng vậy.


Để cải thiện độ chính xác khi dùng ngữ pháp là một quá trình lâu dài. Khi chuẩn bị cho IELTS, một hoạt động các em có thể làm thường xuyên là ghi âm bài nói, viết ra những gì mình đã nói, phân tích xem mình sai lỗi gì, và ghi âm lại. Nói về một chủ đề nhiều lần cũng giúp các em nói trôi chảy hơn. Trong khi giao tiếp, các em cũng có thể nói chậm lại và để ý đến ngữ pháp hơn là nói nhanh.


Ngoài ra, để có điểm IELTS cao, các em cần luyện tập giao tiếp hội thoại cũng như thảo luận các chủ đề học thuật. Khi thảo luận các chủ đề học thuật, các em có cơ hội sử dụng các từ vựng và cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn.


Một gợi ý nữa là các em nên có một cuốn sổ ghi chép những từ hay đặc điểm ngữ pháp mới mà mình học được hàng ngày. Mỗi tuần, các em xem lại sổ và tổng kết xem mình có sử dụng những từ và đặc điểm ngữ pháp đó không?


Thông tin thêm về Eduling: Eduling đang dự kiến mở rộng các lớp và dịch vụ IELTS bao gồm: Các lớp học ở các trình độ khác nhau, bài phỏng vấn nói với giám khảo IELTS, và dịch vụ phản hồi bài nói và viết cho người học. Xem thêm thông tin về chúng tôi dưới đây.



77 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Các lớp học

Comments


bottom of page